Sau đây là những thông tin chi tiết về thuốc Phosphalugel, công dụng, liều dùng và vấn đề thận trọng để bạn đọc tham khảo. Thuốc chữa đau dạ dày chữ P hay còn gọi là Phosphalugel không còn quá xa lạ với bệnh nhân. Loại thuốc này là thuốc kháng axit, giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, giảm cảm giác khó chịu, nóng rát tại dạ dày, thực quản do axit dư thừa gây ra.


BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ THUỐC PHOSPHALUGEL?

1. Phosphalugel là thuốc gì?

Đây là loại thuốc thuộc nhóm kháng axit dạ dày, trong mỗi gói thuốc bao gồm: Aluminum phosphate 20%: 12.380 g (dạng keo).

Và các tá dược khác: Canxi sulphate dihydrate, pectin, agar 800, chất tạo hương cam, kali sorbate, , sorbitol lỏng (không kết tinh), nước tinh khiết.

Thuốc có dạng sữa và mỗi gói có trọng lượng 20g.

Thông tin về thuốc trị đau dạ dày Phosphalugel

Thông tin về thuốc trị đau dạ dày Phosphalugel

2. Tác dụng và chống chỉ định của thuốc chữ P

 Công dụng của Phosphalugel

Đây là thuốc kháng axit nên có tác dụng chính là làm giảm bớt nồng độ axit bên trong dạ dày. Nó hỗ trợ điều trị tình trạng đau đớn, giảm cảm giác khó chịu, bỏng rát tại dạ dày và thực quản. Trong các trường hợp sau đây, sẽ được chỉ định dùng thuốc Phosphalugel:

- Loét dạ dày tá tràng

- Viêm dạ dày cấp, mãn tính

- Thoát ke vị thực quản

- Rối loạn chức năng đường ruột

- Ngộ độc axit, chất ăn mòn dẫn đến xuất huyết dạ dày

- Bỏng rát dạ dày, ợ nóng, khó tiêu.

 Phosphalugel không dùng cho trường hợp sau

- Những người dị ứng với thành phần Aluminum phosphate hoặc bất cứ thành phần nào khác chứa trong thuốc.

- Thuốc không dùng cho bệnh nhân suy thận mãn tính.

3. Liều dùng và hướng dẫn sử dụng Phosphalugel

>> Liều dùng

Trước khi dùng thuốc, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc thực hiện theo đúng chỉ dẫn từ chuyên gia. Về cơ bản, liều dùng được quy định cụ thể:

- Dùng cho người lớn: Mỗi lần uống 1 – 2 gói, dùng 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Dùng cho trẻ em: Cần phải cẩn trọng bởi chưa có liều lượng cụ thể, bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho con trẻ.

>> Hướng dẫn sử dụng

Để dùng thuốc Phosphalugel chữa đau dạ dày đúng cách, bệnh nhân cần đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc. Tuy nhiên, cách uống thuốc tốt nhất là dùng kèm với thức ăn để tránh kích ứng tại dạ dày và không dùng quá 6 gói mỗi ngày. Về thời gian sử dụng như sau:

- Dùng cho bệnh nhân viêm dạ dày, khó tiêu: Uống thuốc vào trước mỗi bữa ăn.

- Dùng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng: Uống trước bữa ăn trong khoảng 1 – 2 giờ.

- Dùng cho bệnh nhân viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, thoát khe vị thực quản: Nên uống sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.

Thuốc chữ P được dùng để điều trị các cơn đau, khó chịu, cảm giác nóng rát khi axit ở dạ dày tiết ra quá mức cần thiết. Các chuyên gia cho biết, thuốc này đảm bảo an toàn cho mẹ mang thai hoặc người cho con bú khi được sử dụng ở liều lượng thích hợp. Thế nhưng, nhóm đối tượng này cần lưu ý chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và không uống quá 7 ngày để tránh ảnh hưởng xấu.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị đau dạ dày kèm triệu chứng sốt, nôn hoặc không dung nạp Fructose thì nên tránh dùng loại thuốc Phosphalugel.

>> Hướng dẫn bảo quản thuốc

Điều kiện bảo quản thuốc chữ P tốt nhất là nhiệt độ phòng, tránh nơi chịu ánh nắng trực tiếp hoặc ẩm thấp.

Cất giữ thuốc tránh xa thú cưng và tầm với trẻ nhỏ.

4. Các vấn đề thận trọng khi dùng thuốc chữ P

Những đối tượng được liệt kê dưới đây cần tuyệt đối thận trọng khi dùng thuốc trị đau dạ dày chữ P:

- Bệnh nhân bị bệnh di truyền không dung nạp Fructose thì cần tránh dùng loại thuốc này.

- Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ và mẹ nuôi con bằng sữa cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc.

- Cần lưu ý vì trong thuốc chứa Sorbitol – chất có khả năng gây tác động nhẹ tới hệ tiêu hóa của người dùng.

- Trong trường hợp dùng thuốc theo đúng chỉ định quá 7 ngày nhưng không nhận thấy cải thiện tích cực, thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng khi dùng thuốc chữ P

Thận trọng khi dùng thuốc chữ P

5. Phosphalugel bao nhiêu tiền?

Hiện nay, người bệnh có thể dễ dàng mua được thuốc chữa đau dạ dày chữ P ở các hệ thống nhà thuốc lớn nhỏ trên khắp đất nước. Giá thuốc được bán với mức dao động trong khoảng 95.000 đến 100.000 đồng cho 1 hộp 26 gói nhỏ. Không mua thuốc với giá quá thấp hoặc quá cao so với mức này.

3 VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT LƯU Ý VỀ THUỐC PHOSPHALUGEL

1. Những tác dụng phụ gặp phải

Về tác dụng phụ của thuốc chữ P, tình trạng thường gặp nhất là táo bón. Những người liệt giường hay người cao tuổi đều rất dễ gặp tác dụng phụ này khi uống thuốc. Để khắc phục, hãy uống thêm nhiều nước mỗi ngày.

2. Tương tác với thuốc khác

Có thể hiểu, tương tác chính là hiện tượng hoạt chất trong thuốc này phản ứng với thuốc khác nếu uống trong cùng một thời điểm. Chắc chắn, việc này sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực nếu không thật sự hiểu biết. Nó có thể làm gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ và giảm công hiệu của thuốc. Đối với Phosphalugel sẽ có thể tương tác với những loại thuốc sau:

♦ Kháng khuẩn: cyclines và fluoroquinolones

♦  Kháng lao: isoniazide, ethambutol

♦  Kháng thụ thể H2: metoprolol, propranolol, atenolol, chloroquine, digoxine, diphosphonate, diflunisal, prednisolone, dexamethasone…

♦  Thuốc an thần: muối sắt, phenothiazin và penicillamine.

♦  Cardiac glycosides

Vì vậy, để tránh hiện tượng phản ứng thuốc xảy ra, bệnh nhân cần giãn cách thời gian giữa các lần dùng thuốc là 2 – 4 giờ nếu đang dùng những loại thuốc trên. Đồng thời, đừng quên thông báo đến bác sĩ về các loại thuốc bản thân đang sử dụng như: thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, thảo dược,... Căn cứ vào dữ liệu bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ có hướng dẫn phù hợp cho từng người.

3. Cần làm gì khi uống thuốc quá liều hay thiếu liều?

Việc uống thuốc thiếu liều không gây ra tác động nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Do đó, bạn cần uống bù ngay khi nhớ ra nhé (không bù khi gần đến thời điểm uống liều thứ 2)

Với trường hợp dùng quá liều, thì một lượng lớn ion nhôm có trong thuốc sẽ dẫn đến ức chế các hoạt động của dạ dày và ruột. Tốt nhất khi uống quá liều, bạn nên thông báo đến bác sĩ để được định hướng khắc phục.